<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Vài nét về Thiền Sư Thích Mật Thể
Tác giả: TT. Thích Mật Thể

Vài nét về Thiền Sư Thích Mật Thể
(1913-1961)

          Thiền sư tên thật là Nguyễn Hữu Kế, sanh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế.
          Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, dòng Thích Lý của cụ Nguyễn Hữu Bộ.
          Lúc nhỏ theo học Nho giáo và Quốc ngữ chương trình Pháp Việt.  Thiền sư đã đỗ Primaire.  Người thông minh, lanh lợi.
          Gia đình đều quy hướng theo Phật.  Cụ thân sinh và người anh ruột cũng đều xuất gia làm đệ tử chốn Thiền Lâm.
          Lên 12 tuổi, Thiền sư được thân sanh đem về chùa Diệu Hỷ (Huế) cho tu học.  Hằng ngày cần mẫn học tập.  Bản chất thông minh nên chả mấy chốc tiếp thu một cách mau chóng Kinh Luật căn bản của Phật giáo.
          Lên 16 tuổi, Thiền sư nhập chúng ở chùa Tư Quang với Hòa thượng Giác Bổn.  Nhận thấy Thiền sư là người xuất sắc, đảm đang, nên cho vào tu học ở chùa Trúc Lâm với Hòa thượng Giác Tiên.  Khi vào đây như cá gặp nước, rồng gặp mây, Thiền sư lại được gần Thầy gần bạn, học hỏi chuyên cần nên trí huệ mau chóng phát triển.
          Năm lên 18 tuổi, Thiền sư được Hòa thượng Giác Tiên thế độ và cho thọ Sa-di giới với Pháp danh Tâm Nhứt, Pháp tự  là Mật Thể.
          Năm 1932, Hòa thượng Giác Tiên thỉnh đại lão Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định ra khai giảng Phật học đường ở chùa Trúc Lâm và Tây Thiên, Thiền sư được đặc cách cho theo học lớp này.
          Năm 1935, Hòa thượng Bổn sư viên tịch.  Năm 1397 Hòa thượng Thập Tháp vì tuổi già không thể dạy tiếp nên trở về Tổ đình Thập Tháp ở Bình Định an nghỉ.  Thiền sư xin với Sư huynh sang Trung Quốc nghiên cứu về Phật học ở Viện Phật học Tiêu Sơn do Hòa thượng Tinh Nghiêm làm Trú trì.
          Cuộc chiến tranh Hoa-Nhật bùng nổ, năm 1938 Thiền sư trở về Việt Nam làm Giảng sư cho Sơn môn Phật học và An nam Phật học Hội.  Trong thời gian này Thiền sư trước tác quyển Việt Nam Phật giáo sử lược.  Ngoài ra còn dịch tiếp quyển Phật giáo khái luận, Phật học dị giải và kinh Đại thừa vô lượng nghĩa.
          Năm 1941, Thiền sư nhận làm giáo thọ cho Phật học đường Lưỡng Xuyên tại Trà Vinh được một năm rồi trở ra Huế.
          Đến năm 1944, Thiền sư thọ Cụ túc giới ở Giới đàn tại chùa Thuyền Tôn do Hòa thượng Giác Nhiên làm Đàn đầu.
          Trong Giới đàn này Thiền sư đứng đầu các giới tử và được công nhận là Thủ Sa-di.
          Năm 1945, Thiền sư được Sơn môn cử giữ chức Trú trì chùa Phổ Quang ở cố đô Huế.  Nhưng văn nhân nghệ sĩ tên tuổi thời bấy giờ như cụ Trần Văn Giá, Phạm Quỳnh, Khái Hưng . . . đềy đặn đến chùa Phổ Quang đàm đạo với Thiền Sư.
          Năm 1946, Thiền sư tham gia phong trào Phật Giáo cứu quốc khi Chính phủ Lâm thời tổ chức Tổng tuyển cử, Thiền sư được đề cử ra ứng cử đơn vị Thừa Thiên và đắc cử Đại biểu Quốc Hội Khóa I nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.  Cũng năm 1946 này, Thiền sư được mời làm Chủ tịch Ủy ban Phật giáo Cứu quốc tỉnh Thừa Thiên.  Trong những năm sơ tán, Thiền sư về ở Nghệ An va viên tịch tại đây.
          Thiền sư trụ thế 49 năm, thị tịch năm 1961 tại Nghệ An.  Những tác phẩm của Thiền sư đã xuất bản từ năm 1941-1957 gồm có:  Phật giáo yếu lược; Phật giáo khái luận; Cải tổ Sơn môn; Xuân đạo lý; Đại thừa Vô lượng nghĩa; Việt Nam Phật giáo sử lược.
          Trong thời gian ở Nghệ An, Thiền sư đã phiên dịch và trước tác Kinh Luật Luận rất nhiêu, nhưng hiện nay đã thất lạc vì chiến tranh.
          Tháp của Thiền sư hiện đã được cải tang ở chùa Trúc Lâm - Huế.

Những Tác Phẩm của Thiền Sư Thích Mật Thể :

Phật Giáo Khái Luận

Phật Giáo Khái Luận (Lời Tựa)
Phật Giáo Khái Luận
Phật Giáo Khái Luận (Tổng Thuyết)
Phật Giáo Khái Luận (Câu Xá Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thành Thật Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Luật Tôn)
Phật Giáo Khái luận (Pháp Tướng Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tam Luận Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiên Thai Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (MatTôn)
Phật Giáo Khái Luận (Hoa Nghiêm Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Thiền Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (Tịnh Độ Tôn)
Phật Giáo Khái Luận (phần cuối)

Thế Giới Quan Phật Giáo

Lời Nói Đầu
Vài Nét Về Tiểu Sử Tác Giả
Tìm Đường
Hai Nguyên Lý Phật Giáo
Tìm Hiểu
Phật Giáo Với Vấn Đề Nhân Sinh
Phật Thích Ca Là Hiện Thân
Nhận Thức Luận
Phật Thân Luận
Kết Luận

Kinh Vô Lượng Nghĩa và Xuân Đạo Lý

Lời Giới Thiệu
Kinh Vô Lượng Nghĩa
XUÂN ĐẠO LÝ
Xuân Hóa
Xuân
Phật Giáo Với Hiện Đại
Thuần Tuý
Phật Hóa Thanh Niên
Xuân ở Lòng Người
Đã Đến Thời Kỳ Kiến Thiết
Đạo Lý Bình Đẳng của Phật Giáo
Ứng Phú Hoàn Cảnh
Mộng
Những Vần Thơ Xuân

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Huế - Nơi Mở Đầu Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963
Chiến Dịch Nước Lũ Của NGÔ ĐÌNH NHU 20-8-1963
Nhà Ngô Đàn Áp Phật Giáo Đêm 20 tháng 8 năm 1963
Tổ đình Khánh Anh, Bagneux và Khánh Anh mới tại Evry, ngoại ô Paris, Pháp Quốc
Tổ Đình Từ Hiếu - Ngôi Danh Lam Cổ Tự Đất Thần Kinh
Tổ Đình Thiền Tôn, Huế, - Nơi Xuất Phát Phái Liểu Quán . . .
Chùa Thánh Duyên, Huế Ngôi Quốc Tự Trên Đất Thân Kinh
Sắc Tứ Tây Thiên Di Đà Tự, Huế Với Tăng Cang Hòa Thượng Thanh Ninh Tâm Tịnh
Chùa Trúc Lâm, Huế : Với Hai Vị Danh Tăng Việt Nam Thế Kỷ 20 . . . .
Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế Ở Huế, Chùa Đang Đại Trùng Tu
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3150381
Có -710 Khách Đang Online